Google Console: Google ads: Google Tag Manager: Google Analytics
  • Kinh Nghiệm - Kiến Thức
    • Quy hoạch
    • Bản Đồ Quy Hoạch
    • Tin Quy Hoạch
    • Tin tức
    • Tư vấn Luật Đất Đai
    • Tin Thị Trường
    • Tin Tức Phú Quốc
    • Kinh Nghiệm - Kiến Thức
    • Du Lịch Giải Trí

Đất ONT là gì? Đặc điểm và một số quy định về đất nông thôn

Cập Nhật: 13/5/2021 | 11:17:28 AM

Đất ở nông thôn là gì? Chế độ sử dụng đất? Phí đo đạc địa chính? Đất ở tại nông thôn có được xây nhà hay không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về loại hình đất ở này trong bài viết dưới đây.

Đất ở nông thôn ONT là gì?

Thuật ngữ đất ở tại nông thôn hay đất nông thôn có thể hiểu chung là chỉ các mảnh đất tọa lạc tại các vùng nông thôn. Theo quy định của Nhà nước thì đất ở tại nông thôn đã được nêu rõ tại Khoản 1 Điều 143 Bộ Luật đất đai 2013 như sau:

Đất ở tại nông thôn là đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại nông thôn gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Đất ONT là gì? Đặc điểm và một số quy định về đất nông thôn

Đất ở tại nông thôn là đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại nông thôn

Đặc điểm đất ở tại nông thôn

Đúng như tên gọi của mình là đất ở nông thôn, mục đích chính của con người là dùng đất để ở nên về đặc điểm thì đất ở nông thôn cũng có phần khác biệt so với đất ở đô thị ODT.

  • Thứ nhất: Các cụm, khu dân cư sinh sống ở đô thị và nông thôn luôn có sự khác biệt. Nếu ở đô thị xu hướng hộ gia đình một, hai thế hệ với quy mô vừa và nhỏ ngày càng phổ biến thì ở nông thôn đa phần các cụm dân cư là hộ gia đình gồm nhiều thế hệ gắn bó với nhau bằng yếu tố huyết thống chặt chẽ.
  • Thứ hai: Do sử dụng vào mục đích đất ở nên tại đô thị và nông thôn đa phần khu dân cư thường được tập trung và hình thành ở những nơi có vị trí địa lý thuận tiện cho đời sống, sinh hoạt của con người. Ở nông thôn cũng tương tự như vậy thường sẽ tập trung ở các trung tâm vùng, gần sông ngòi, hệ thống giao thông kết nối các tỉnh thành, tạo điều kiện giao thương hàng hóa.

Quy định chế độ sử dụng đất ở nông thôn

Theo quy định tại Điều 143 Luật đất đai 2013 thì chế độ sử dụng đất ở tại nông thôn được quy định cụ thể như sau:

  • Hạn mức giao đất ở tại nông thôn: Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương.
  • Phân bổ đất ở tại nông thôn: Việc phân bổ đất ở tại nông thôn trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đồng bộ với quy hoạch các công trình công cộng, công trình sự nghiệp bảo đảm thuận tiện cho sản xuất, đời sống của nhân dân, vệ sinh môi trường và theo hướng hiện đại hóa nông thôn.
  • Hạn chế mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp: Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho những người sống ở nông thôn có chỗ ở trên cơ sở tận dụng đất trong những khu dân cư sẵn có, hạn chế việc mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp.

>>> Xem thêm: Mua bán đất thổ cư ở Phú Quốc 

Phí đo đạc địa chính đất ở nông thôn

Chi phí đo đạc địa chính là khoản phí chi trả cho đơn vị đo đạc khi chủ sử dụng đất hoặc chủ sở hữu nhà ở yêu cầu thực hiện công việc đo đạc thửa đất nhằm xác định vị trí, diện tích và kích thước hình học theo tọa độ phẳng phục vụ cho công tác lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất và nhà.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư 02/2014/TT-BTC quy định: “Mức thu: Căn cứ vào các bước công việc, yêu cầu công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính và tùy thuộc vào vị trí, diện tích đất được giao, được thuê hoặc được phép chuyển mục đích sử dụng lớn hay nhỏ của từng dự án, nhưng mức thu phí đo đạc, lập bản đồ địa chính tối đa không quá 1.500 đồng/m2.”

Để có được chính xác mức phí đo đạc địa chính, bạn cần xác định địa phương nơi bạn đang sinh sống, diện tích đất đai xem xét mức phí quy định theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để so sánh, đối chiếu mức phí mà họ yêu cầu.

Đất ONT là gì? Đặc điểm và một số quy định về đất nông thôn

Hình ảnh nhân viên tiến hành đo đạc địa chính trên đất ở nông thôn ONT

Đất ở tại nông thôn có được xây nhà hay không?

Trường hợp với những mảnh đất nông thôn đã làm và có sổ đỏ chính chủ. Đồng thời trong sổ đã ghi nhận đây là đất phục vụ cho việc trồng cây lâu năm thì thửa đất này đã trở thành đất nông nghiệp. Vì thế, không ai được phép xây dựng nhà ở và bất cứ công trình nào khác.

Ngoài ra, trong khoản 1 điều 170 của Luật đất đai 2913 đã quy định rõ rằng tất cả mọi người phải có trách nhiệm sử dụng đất theo đúng thông tin và mục đích được ghi rõ trong sổ đỏ. Mọi hành vi cố ý sử dụng sai, không đúng với mục đích đều sẽ bị xử phạt về hành chính hoặc thậm chí là bị thu hồi đất.

Do đó, tại đất nông thôn mà muốn xây dựng nhà ở thì trước hết cần phải xem để biết mục đích sử dụng được ghi trong sổ là gì ? Nếu đó là đất nông nghiệp thì việc đầu tiên cần thực hiện làm các thủ tục để chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất ở rồi mới được phép xây dựng nhà trên đất nông thôn.

Những hồ sơ, giấy tờ phần nộp khi tiến hành chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại nông thôn

  • Đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng kèm thông tư theo mẫu số 1 ban hành.
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu đất và các tài sản khác liên quan.

Quy định về mật độ xây dựng nhà ở nông thôn

Mật độ xây dựng tối đa cho nhà ở riêng lẻ được quy định cho từng diện tích đất khác nhau. Cụ thể:

  • Diện tích lô đất 50m2 tương ứng có mật độ xây dựng tối đa là 100%
  • Diện tích lô đất 75m2 thì mật độ xây dựng 90%
  • Diện tích lô đất 100m2 thì mật độ xây dựng tương ứng là 80%
  • Diện tích lô đất 200m2 tương ứng mật độ xây dựng tối đa là 70%
  • Diện tích lô đất 300m2 – mật độ xây dựng 60%
  • Diện tích lô đất 500m2 – mật độ xây dựng tối đa tương ứng 50%
  • Diện tích lô đất 1000m2 thì mật độ xây dựng tương ứng là 40%

Quy định về số tầng tối đa được xây dựng: Mỗi khu vực sẽ có quy định về số tầng xây dựng khác nhau. Điều này không được quyết định bởi người chủ hay nhà đầu tư. Bởi những yếu tố này được Bộ Xây Dựng quy định khá rõ ràng.

  • Đối với chiều rộng lộ giới nằm ở mức từ 20m trở lên thì số tầng tối đa có thể xây dựng là 5 tầng.
  • Đối với chiều dài lộ giới từ 12m đến dưới 20m thì số tầng tối đa là 4 tầng.
  • Đối với chiều dài lộ giới từ 6m đến dưới 12m thì cũng có thể xây dựng 4 tầng.
  • Trường hợp chiều dài lộ giới dưới 6m thì chỉ được phép xây 3 tầng

Đất ONT là gì? Đặc điểm và một số quy định về đất nông thôn

Tùy theo từng diện tích đất khác nhau mà có quy định mật độ xây dựng tối đa cho nhà ở riêng lẻ

Đơn vị để nộp hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng

Theo điểm a tại Khoản 2 Điều 59 Luật Đất Đai 2013 cùng với điểm b Khoản 1 Điều 60 của Nghị Định 43/2014/NĐ-CP, Phòng Tài Nguyên và Môi Trường quận huyện là đơn vị có thẩm quyền thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở nông thôn, là nơi tiếp nhận, xử lý hồ sơ và trả kết quả.

Thời hạn nộp, giải quyết hồ sơ

Theo Nghị định 43/2014/NĐ-CP điểm b Khoản 1 Điều 61 và đã được sửa đổi bổ sung ở Khoản 40 Điều 2 Nghị Định 01/2017/NĐ-CP, thời gian tiến hành làm các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất không được vượt quá 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận bộ hồ sơ hợp lệ.

Đối với vùng sâu, vùng xa, hải đảo, miền núi, những khu vực có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thì được tăng thêm 10 ngày thực hiện. Thời hạn này không bao gồm thời gian tiến hành xem xét, xử lý các trường hợp đất sử dụng vi phạm pháp luật, thời gian thực hiện các vấn đề liên quan đến tài chính và thời gian trưng cầu giám định.

Việc cấp giấy phép xây dựng nhà ở tại đất nông thôn sẽ được căn cứ theo Điều 89 Đối tượng và những loại giấy phép xây dựng của Khoản 2 Điều 86 Luật Xây Dựng 2014. Trong đó, các công trình, đối tượng được miễn giấy phép xây dựng là các công trình nhà ở được xây dựng tại nông thôn nằm trong khu vực vẫn chưa có quy hoạch xây dựng chi tiết và quy hoạch phát triển đô thị được trừ trường hợp nhà ở xây trong khu di tích lịch sử hay trong khu bảo tồn.

Như vậy, đất tại nông thôn vẫn được phép xây dựng thành nhà ở. Tuy nhiên, để được cấp phép thì người sử dụng phải tiến hành chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp chuyển sang thành đất ở. Sau khi chuyển đổi mới được quyền xây dựng.

Đất ở nông thôn ONT đã được quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật. Vì thế bất cứ vấn đề nào liên quan đến pháp lý về giấy tờ chứng nhận cần tuân thủ đúng luật. Vì thế Bds Phú Quốc luôn khuyên khách hàng cẩn trọng. Các dự án đất nền tại Phú Quốc mà chúng tôi cung cấp giới thiệu đến khách hàng sẽ luôn được đảm bảo tối đa nhất. 

(Nguồn: BDS Phú Quốc)

Bình luận
  • Quảng cáo phải tin tức
Thiết kế © 2021 bdsphuquoc.net.vn
0902266769
Google Ads: Google Tag Manager: